ẤN TƯỢNG VỀ TIẾT DẠY BÀI “SÓNG” (NGỮ VĂN 12) THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

 

Trong chuỗi các hoạt động của Trường TH-THCS-THPT Đại học Hà Tĩnh hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, tiết dạy bài thơ “Sóng” (Ngữ văn 12) theo hướng nghiên cứu bài học do cô giáo, ThS. Trương Mai Hoa, Tổ trưởng Tổ Xã hội, thực hiện tại lớp 12A vào  chiều ngày 2/11/2020 là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh. Tham dự tiết học có Ban Giám hiệu, tổ Xã hội và một số giáo viên của tổ khác trong trường.

Giờ dạy được tiến hành sau khi tổ chuyên môn cùng nhau trao đổi, hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết về nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học…đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý nếu có….

Điểm nổi bật trong tiết học là sự chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên cho học sinh và sự hứng thú, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ của các em.  Trong phần khởi động nhiều em đã hào hứng thể hiện sự hiểu biết của mình sau khi được thưởng thức hai đoạn trong hai ca khúc nổi tiếng “Thuyền và Biển, “Thơ tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh để từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn và nhiều cảm xúc. Giờ học diễn ra rất sôi nổi với nhiều hoạt động đa dạng của học sinh. Nhóm 1 rất sáng tạo khi chuyển thể một tiểu phẩm trình bày hiểu biết về con người và cuộc đời Xuân Quỳnh. Nhóm 2 vẽ sơ đồ và thuyết trình về sự nghiệp sáng tác của nữ thi sĩ. Nhóm 3 trả lời các câu hỏi tìm hiểu chung về bài thơ như: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nhịp thơ, hình tượng, bố cục của bài thơ…Chúng tôi nhận thấy các em có sự nghiêm túc trong việc chuẩn bị bài, sự tự tin khi trình bày, sự hứng thú trong học tập, sự hiểu biết khá nhiều về giả, tác phẩm… Sau mỗi hoạt động của  từngnhóm kết thúc, nhóm khác nhận xét và cuối cùng cô giáo đánh giá, phân tích, mở rộng, nâng cao,  kết hợp với trình chiếu đã giúp học sinh dễ dàngnắm được các nội dung cơ  bản, quan trọng. Người dạy đã rất linh hoạt trong việc sử dụng, phối hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới. Mỗi phần của bài dạy  đều sử dụng một phương pháp khác nhau. Phần đọc hiểu văn bản, cô Hoa lại chủ yếu sử dụng những  phương pháp phát huy được đặc thù của môn văn để truyền ngọn lửa đam mê của mình tiếp thêm cho các em niềm yêu thích  văn học. Tiết dạy trở nên sôi động hơn trong phần vận dụng với những chia sẻ của học sinh về khát vọng tình yêu của mình…

Tuy dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, học sinh là trung tâm của giờ học nhưngphải khẳng định rằng giáo viên vẫn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đặt câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu tác giả, đọc hiểu tác phẩm vừa cân bằng hài hòa giữa yêu yêu cầu tôn trọng sự cảm thụ cá nhân của học sinh vừađảm bảo yêu cầuđịnh hướng sư phạm…Trong phần trao đổi về tiết dạy bài thơ “Sóng”,bên cạnh một số gópý nhỏ, các giáo viên đều đánh giá: tiết dạy của cô Mai Hoa chuẩn bị công phu, hình ảnh (powerpoint) đẹp, sống động, nội dung chắt lọc; nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng linh hoạt, hiệu quả; giáo viên có năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn;học sinh  tích cực, chủ động, hứng thú… Đây là tiết học hay và có nhiều đổi mới thành công.

Sự sâu sắc về kiến thức, sự hiệt huyết trong giảng dạy, có nhiều chỗ thăng hoa trong cảm xúc là ấn tượng của chúng tôi về  tiết dạy bài thơ “Sóng” theo hướng nghiên cứu bài học do cô giáo, ThS. Trương Mai Hoa thực hiện. Tiết dạy đã đem đến những trải nghiệm mới để qua đó mỗi giáo viên được trao đổi, học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể vận dụng vào thực thực tế dạy học.Chúng tôi nhận thấy thật khó để có một phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các yêu cầu dạy và học văn. Tuy nhiên việc định hướng, gợi mở và tôn trọng những tìm tòi sáng tạo của học sinh là cách thức hữu hiệu nhất tạo ra cho các em niềm say mê với thế giới văn chương phong phú, nhiều sắc màu. Chìa khóa để mở ra cánh cửa tạo sựhứng thú, niềm đam mê học tập môn ngữ văn của học sinh, có lẽ trước hết là quyết tâm đổi mới, là tư duy sáng tạo của các thầy cô giáo trong quá trình dạy học.

Một số hình ảnh tại tiết dạy:

Toàn cảnh lớp học

Đa dạng các phương pháp giáo dục pháp triển năng lực người học được sử dụng

Học sinh sôi nổi, hào hứng với bài học

Ban Giám hiệu, Tổ Xã hội tặng hoa chúc mừng thành công của bài dạy

ThS. Hồ Thúy Ngọc