Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 3 tại Trường TH-THCS-THPT, Đại học Hà Tĩnh

Tóm tắt

Trong chương trình toán ở Tiểu học cũng như chương trình toán lớp 3 gồm 4 mạch kiến thức cơ bản: Trong đó giải các bài toán có lời văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Việc dạy học giải toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của con người mới.

Giải toán là một mạch kiến thức cơ bản của toán học nó không chỉ giúp cho học sinh thực hành vận dụng những kiến thức đã học mà còn rèn cho học sinh khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua việc trình bày lời giải một cách rõ ràng, chính xác, khoa học, thông qua việc giải toán có lời văn học sinh được giáo dục nhiều mặt trong đó có ý thức đạo đức.

Trong thực tiễn có nhiều điều khác với sách vở, có nhiều điều không sách vở nào nói hết. Toán học cũng vậy. Sách vở không nói hết mới cần đến vai trò của người thầy. Trong thực tiễn sách học không lường hết những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học. Chưa nói đối tượng học sinh ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau. Nhận thức của các em có sự chênh lệch, do đó người giáo viên tuỳ theo học sinh của lớp mình, của địa phương mình để có cách dạy thích hợp.

Mặt khác, qua nhiều năm đứng dạy lớp 3 chương trình sách giáo khoa cũ và thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa môn Toán 3. Bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều một số học sinh trung bình, yếu, . . . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về chương trình toán 3.

Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên trực tiếp dạy lớp 3 tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. Chính vì thế nên tôi chọn sáng kiến:  “Một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp Ba”.

 

Nội dung

  1. Đặt vấn đề

 

Nghề dạy học là một nghề thật đặc biệt đó là giáo dục con người. Sản phẩm của giáo dục là đào tạo cho xã hội những con người có trình độ, có phẩm chất đạo đức. Vì vậy người thầy phải có lòng yêu nghề, là người có tâm huyết với việc dạy học và có trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục. Không nên chạy theo bệnh thành tích, đặc biệt đối với Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học Hà Tĩnh luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Trong giảng dạy luôn chú trọng đến học sinh để đưa ra những biện pháp kịp thời, linh hoạt, phù hợp giúp cho các em tiến bộ hơn.

Môn Toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ưng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy logic, bồi dưỡng năng lực trí tuệ (Một trong những chương trình thực tế nhất trên sóng Truyền hình VTV bây giờ là chương trình “ Siêu trí tuệ” ). Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động.

Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Môn toán ở tiểu học rất quan trọng với các em học sinh. Khi nắm chắc kiến thức thì các em có thể thực hành vận dụng tăng chất liệu thực tế trong nội dung, tiếp tục phát huy để phát triển năng lực của học sinh.

  1. 2. Thực trạng của vấn đề

Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán, ngay từ đầu năm tôi được phân công giảng lớp 3. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các tiết ôn tập toán đầu năm, tôi đã phân loại học sinh cụ thể vào sổ tay như sau:

+ Chưa thuộc thành thạo bảng nhân, chia ở lớp 2 đã học: 10/18 học sinh.

+ Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 5/18 học sinh.

+ Chưa có kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính: 7/18 học sinh.

+ Giải toán có lời văn chưa hoàn chỉnh: 9/18học sinh.

+ Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 12/18 học sinh.

– Để tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với con em. Ngay từ đầu năm tôi đề nghị Ban Giám Hiệu nhà trường cho họp phụ huynh học sinh. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh đặc biệt là học sinh còn non về môn Toán. Động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh.

– Sau quãng thời gian đầu giảng dạy tôi cố gắng tìm hiểu và rút ra được những nguyên nhân dẫn đến các em học còn non về môn toán. Để khắc phục những tồn tại trên cần phải có biện pháp khắc phục hợp lí. Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, biện pháp mới, để giúp học sinh có kĩ năng, thói quen và cơ bản trong quá trình học toán. Cụ thể như sau:

  1. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giúp học sinh học tốt môn toán lớp ba

3.1. Biện pháp 1. Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, chia

– Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, chia tôi làm như sau:

+ Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, chia và tôi chốt lại cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn:

+ Sau mỗi giờ học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 3 em.

+ Tôi thường xuyên kiểm tra học sinh về bảng nhân, chia bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở một số em làm bài chưa tốt.

3.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên

Mục tiêu:  Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên ( là chuỗi kiến thức rất quan trọng trong chương trình toán 3).

– Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số thứ tự và giải bài toán hợp.

– Dạy chuỗi kiến thức này người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:

+ Giúp học sinh hiểu về các số tự nhiên.

+ Hướng dẫn so sánh.

Biện pháp 3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc và cách tính giá trị biểu thức)

Cần hướng dẫn kĩ cho học sinh là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn).

Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp.

  1. b) Đối với phép nhân, chia: (Mức độ cần đạt: giúp học sinh nhớ và áp dụng).

– Phép nhân:

Ví dụ:                        1527      x     3    =     6581

 

Thừa số      Thừa số      Tích

+ Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.

1527 x 3 = 6581

+ Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

1527  x  x = 6581

x = 6581 : 1527

+ Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

3 x 9 = 9 x 3 = 27

+ Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . .

+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

3 x 0 = 0

  1. c) Đối với nội dung về tính giá trị biểu thức.

Việc dạy và học tốt các tiết về vấn đề biểu thức, giải toán liên quan đến vấn đề biểu thức có ý nghĩa quyết định thành công của dạy và học môn toán lớp 3. Đây là mảng kiến thức chiếm số lượng rất lớn trong chương trình toán lớp 3. Trong mỗi bài có một mục đích khác nhau, nhưng mục đích chung chính là học sinh phải biết tính giá trị biểu thức thật chính xác.

Đối với phép tính đơn giản thì học sinh thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với dạng phức tạp có rất nhiều nhầm lẫn.

Chẳng hạn:        12 : 3  x 4 =

4     x 4 = 16

*  Mức độ 2Thực hiện biểu thức ở dạng phức tạp.

  1. Thực hiện phép tính có nhiều số, trong biểu thức chỉ chứa dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.

Đối với dạng này trong một biểu thức đã xuất hiện 2 dấu nhưng cách thực hiện vẫn thứ tự từ trái qua phải.

– Nếu biểu thức có nhiều dấu nhưng dấu cộng hoặc dấu nhân đứng trước dấu trừ hoặc dấu chia thì ta thực hiện không đúng quy ước vẫn đúng kết quả

  1. Thực hiện phép tính không có ngoặc đơn mà có phép tính cộng, trừ, nhân, chia

Đối với dạng này giáo viên cần lưu ý: Học sinh quen thực hiện phép tính từ trái qua phải vì thế rất dễ bị nhầm lẫn đưa đến nhiều kết quả khác nhau. Vì vậy giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi.

– Biểu thức có nhiều số trong đó có dấu cộng với dấu nhân hoặc dấu chia.

Chẳng hạn:   38 + 6 x 2. Giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi.

– Trong biểu thức trên gồm có những dấu phép tính gì?

–  6 x 2 chính là gì?

– Nếu xem  6 x 2 là một số thì 38 + 6 x 2 là gì?

– Trong biểu thức 38 + 6 x 2 ta nên thực hiện như thế nào?

– Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện

Þ Giáo viên nhắc lại: Vậy trong một biểu thức có dấu cộng, dấu trừ và dấu nhân hay dấu chia ta thực hiện phép nhân, chia trước, cộng, trừ sau.

–  dấu cộng, dấu nhân.

–      6 x 2 là một tích

–      Là một tổng

– Nhân trước cộng sau

 

38 + 6 x 2

=38 +  12 =50

 

  1. Trong biểu thức có nhiều số và có dấu +, -, x, :

Khi nắm được biểu thức có nhiều số và có 2 dấu phép tính, khi gặp mức độ 2: biểu thức có nhiều số, nhiều dấu dựa vào đó các em dễ dàng thực hiện được: Vậy trong một biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta chỉ thực hiện trước các phép tính nhân, chia rồi sau đó thực hiện các phép tính cộng, trừ.

  1. Biểu thức có dấu ngoặc đơn.

Quy tắc: Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

Biện pháp 4.  Hướng dẫn giải toán có lời văn.

Đây là chuỗi kiến thức học sinh mất căn bản. Các em thường chưa biết phân tích đề toán, chưa biết suy luận, tổng hợp, so sánh tìm cách giải hợp lí cho từng bài. Vì vậy, trong mỗi tiết học gặp những bài toán giải có lời văn tôi yêu cầu học sinh như sau:

– Phần đọc thành tiếng và đọc thầm.

– Phần hướng dẫn giải.

– Qua khoảng thời gian không lâu lớp tôi có rất nhiều học sinh học thuộc và biết áp dụng rất tốt về quy tắc đã học. Tôi tìm tòi, tham khảo sách báo, vở bài tập, chọn những bài toán lạ có những nội dung phù hợp và hay, để các em làm thêm những phút rảnh, hoặc làm thêm ở nhà nhằm giúp các em làm toán ngày càng giỏi hơn.

* Những yêu cầu chung của một tiết học trên lớp.

– Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh hội nội dung bài học của học sinh, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

– Tiết học trên lớp cần căn cứ vào trình độ học sinh trung bình ở lớp, có phân biệt đến hai đối tượng giỏi và yếu.

– Giáo viên thực hiện tiết học theo trình tự bài soạn, có điều chỉnh thời gian các phần nhưng đảm bảo nội dung trọng tâm của bài.

– Cần quan tâm đến hoạt động của học sinh, sao cho học trực tiếp giải quyết vấn đề qua các bước suy luận, thảo luận thực hành phát biểu, báo cáo kết quả. . . .

Cá nhân trong nhóm tự tìm phương án để chuẩn bị thảo luận trước nhóm

Trong nhóm thống nhất ý trước khi nhóm trưởng trình bày trước lớp.

– Cần quan tâm đối tượng khác nhau về trình độ để giao việc, đặt câu hỏi thích hợp. Có động viên khuyến khích, biểu dương kịp thời các tiến bộ, cố gắng của học sinh. Nhưng phải nghiêm khắc đối với học sinh lười biếng, vô trách nhiệm. Giáo viên phải linh động, khéo léo xử lí tình huống diễn ra sao cho đạt mục đích yêu cầu của tiết dạy.

  1. 4. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán. Thực tiễn cho thấy kết quả học toán của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Bước đầu đã cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chất lượng toán được nâng cao. Đồng thời đã hình thành khắc sâu cho những kĩ năng, thói quen hứng thú, chăm chỉ học toán. Thật đáng mừng, vì sau mấy tháng áp dụng biện pháp nghiên cứu trên mà chất lượng môn toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh có kĩ năng, thói quen cơ bản trong quá trình học toán, góp phần nâng cao chất lượng môn toán của lớp, của trường ngày một tốt hơn.

 

Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh – GV trường TH- THCS- THPT Đại học Hà Tĩnh